Tính Quy Luật Về Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cơ Thể Trẻ

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ

Quá trình sinh trưởng và phát triển là đặc tính sinh học của chất sống. Sự sinh trưởng và phát triển của con người được bắt đầu từ thời điểm thụ tinh của tế bào trứng cho đến lúc chết.

1. Sự phát triển

Sự phát triển là một quá trình thay đổi về mặt số lượng và chất lượng xảy ra trong cơ thể.

Sự phát triển của con người là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời. Ở mỗi giai đoạn phát triển của cá thể đều chứa dựng các vết tích của giai đoạn trước. những cái hiện có của giai đoạn này và những mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi một lứa tuổi là một hệ thống cơ động trong đó vết tích của giai đoạn trước dần dần bị xoá bỏ. cái hiện tại và tương lai được phát triển. Sau đó cái hiện tại lại trở thành cái quá khứ và mầm mống của cái tương lai lại trở thành các hiện tại, rồi những mầm mống của cái tương lai lại nảy sinh.

Sự phát triển của cơ thể được biểu hiện qua các chỉ số đo người như: chiều cao, cần nặng, vòng ngực…

Sự phát triển được thể hiện ở ba yếu tố:

– Sự tăng trưởng (hay sự lớn lên) của cơ thể, của các cơ quan riêng lẻ của cơ thể và sự tăng cường các chức năng của chúng.

-Sự phân hóa của các cơ quan và các mô

– Sự hình thành (cấu tạo hình dáng) đặc trưng cho cơ thể.

Ba yếu tố này liên hệ và phụ thuộc với nhau một cách chặt chẽ dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng.

Đặc trưng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể. là sự xuất hiện những dấu hiệu và những thuộc tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng. Quá trình phát triển có thể diễn ra một cách từ từ, liên tục, nhưng đồng thời cũng có những bước nhảy vọt…

2. Sự sinh trưởng

Sự sinh trưởng là quá trình tăng liên tục khối lượng của cơ thể bằng cách tăng số lượng tế bào của cơ thể, dẫn đến tăng khối lượng mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể. Kết quả là xuất hiện sự thay đổi về mặt kích thước.

Trong quá trình sinh trưởng số lượng tế bào. trọng lượng cơ thể và hệ số nhân chủng được tăng lên. Một số cơ quan trong cơ thể như xương phổi…. sự sinh trưởng được thực hiện đặc biệt nhờ việc tăng số lượng tế bào. Một số khác như cơ mô thần kinh… có quá trình tăng kích thước chính tế bào.

Thường chỉ số sinh trưởng của cơ thể chắc chắn hơn vì nâng được số lượng chung của Prôtêin và tăng được kích thuớc xương trong cơ thể. Chính vì vậy. đây là một yếu tố để ta có thể phân biệt được cơ thể trẻ em với cơ thể người lớn.

II. Tính quy luật sinh trưởng và phát triển của cơ thể

1. Tính không đồng đều và dạng sóng của quá trình sinh trưởng

Chẳng hạn:

Về chiều cao: trẻ sơ sinh cao 50cm, cuối 1 tuổi cao 78 – 80 cm (thậm chí 100 cm): trẻ từ 11 – 12 tuổi thì em gái cao hơn em trai một chút; 13 – 14 tuổi, em trai cao bằng em gái: 14 – 15 tuổi, em trai thường cao hơn em gái.

Về cân nặng: trẻ sơ sinh nặng 3 – 3,2 kg: cuối 1 tuổi nặng 9,5 – 10kg: 2 tuổi: 12 kg: 3 tuổi: 14 kg; 4 tuổi 15 kg: 5 tuổi 15,7 kg.

Đến thời kỳ trưởng thành nhịp độ sinh trưởng lại giảm và mỗi năm chỉ tăng lên 1.5 – 2kg về trọng lượng và chiêu cao tăng lên 4 – 5 cm.

Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành chiều dài cơ thể tăng lên 3,5 lần, chiều dài của thân tăng lên 3 lần, chiều dài của tay tăng lên 4 lần và chiều dài của chân tăng lên 5 lần.

2. Các tỷ lệ trên cơ thể thay đổi theo lứa tuổi

– Trẻ sơ sinh được phân biệt với người lớn bằng chân tay ngắn, thân lớn và đầu to.

Chẳng hạn.

Ở trẻ sơ sinh chiều dài đầu = 1/4 trọng lượng cơ thể:

2 tuổi chiều dài đầu = 1/5 chiều dài cơ thể:

6 tuổi chiều dài đầu = 1/6 chiều dài cơ thể:

12 tuổi chiều dài đầu = 1/7 chiều dài cơ thể.

Người lớn chiều dài đầu = 1/8 chiều dài cơ thể

Hình ảnh: sự biến đổi tỉ lệ thân thể

+ Với các lứa tuổi, độ dài của đầu nhỏ dần và độ dài của xươnng kéo dài ra. Đến tuổi dậy thì ở nam chân tay dài thân ngắn, xương chậu hẹp hơn so với nữ.

Có 3 thời kỳ khác nhau về tỉ lệ giữa chiều dài và chiều ngang của cơ thể từ 4 – 6 tuổi. 6 – 15 tuổi và 15 – người lớn.

3. Sự thay đổi không đồng đều

Sự thay đổi không đồng đều của các phần riêng biệt của cơ thể cũng như của nhiều cơ quan về cơ bản là phủ hợp với sự sinh trưởng không đồng đều về chiều dài của cơ thể. Nhung một số cơ quan và một số phần của cơ thể có kiểu sinh trưởng khác.

Ví dụ: cơ quan sinh dục phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ dậy thì và lúc này còn hình thành được những dấu hiệu sinh dục phụ.

Hoặc hệ thần kinh hoạt động như một khối thống nhất nhưng các phần của nó được phát triển và hình thành theo những nhịp độ và thời hạn khác nhau. phần hướng tâm hoàn thiện lúc 6 – 7 tuổi. phần li tâm hoàn thiện lúc 23 – 25 tuổi. Lúc 8 – 10 tuổi về cấu tạo của não bộ và não tuỷ như ở người lớn. còn về chức năng thì được hoàn thiện trong suốt thời gian dài tiếp theo.

Như vậy, sự sinh trưởng không đồng đều là sự thích nghi được tạo ra bằng sự tiến hóa. sự phát triển không đồng đều cho phép đảm bảo sự sinh trưởng nhanh và có chọn lọc.

4. Một số cơ quan tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể

Ví dụ: tim tăng 15 lần, cơ tăng 35 – 40 lần so với mới sinh.

5. Một số cơ quan tăng nhanh ngay trong thời kỳ phát triển bào thai

Khối lượng của chúng chỉ tăng 3 – 4 lần sau khi sinh.

Ví dụ: não trẻ sơ sinh nặng 390g, còn não của người lớn 1480g (từ 10 tuổi trở đi khối lượng của não tăng rất ít).

6. Có những cơ quan khối lượng của chúng hoàn toàn không đổi sau khi sinh

Ví dụ như cơ quan thính giác và các ống bán khuyên nằm trong xương thái dương.

7. Mỗi thời kỳ lứa tuổi có những đặc điểm phát triển cá nhân

Chúng thay đổi và phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ. điều kiện và mức độ phát triển của hệ thần kinh.

This Post Has 2 Comments

Trả lời