Phát Triển Vận Động Của Trẻ 2-3 Tuổi

1. Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi

Sự phát triển vận động của trẻ 2 tuổi được diễn ra trên cơ sở của những vận động tự đi bộ. Đa phần trẻ đã biết đi từ cuối năm thứ nhất. Nhưng hầu hết phải sang đầu năm thứ hai trẻ mới bắt đầu tập đi.

         Đặc điểm những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi, hai chân dang rộng, tay đưa sang hai bên, phía trước hoặc lên cao, thân luôn dao động sang hai phía, đầu cúi về phía trước, chưa phối hợp được chân và tay, bước chân ngắn, không đều, dễ ngã, bàn chân đặt chưa thẳng. Nên sử dụng hệ thống bài tập đi từ đơn giản đến phức tạp nhằm hoàn thiện bước đi cho trẻ.

         Cuối năm thứ hai, bước đi của trẻ đã giảm bớt sự dao động, độ dài của bước đi được tăng lên. Cảm giác thăng bằng có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí trong không gian. Cảm giác thăng bằng ở trẻ 2 tuổi bắt đầu phát triển nhờ có vận động đi, trẻ đã biết phối hợp giữa tay và chân khi đi chậm. Cần sử dụng các bài tập đi với các kiểu khác nhau như đi trên đường thẳng, đi trong đường hẹp,… để phát triển cảm giác thăng bằng cho trẻ.

        Vận động bò: Trẻ bắt đầu trườn từ tháng thứ năm và sang tháng thứ bảy trẻ biết bò. Cuối năm thứ nhất sang năm thứ hai trẻ đã biết bò thành thạo. Lúc này trẻ sử dụng vận động bò như một phương tiện để di chuyển. Cần áp dụng các bài tập bò khác nhau để phát triển cơ chân, cơ tay và sự phối hợp giữa chúng.

        Vận động lăn và ném: Trẻ bắt đầu tập ném và lăn bóng. Trẻ có thể lăn bóng bằng hai tay, ném bóng bằng một tay về phía trước. Nên cho trẻ tập lăn và ném với các dụng cụ như bóng, túi cát. Như vậy, đa số những vận động cơ bản của trẻ lên hai được hình thành, trừ vận động chạy và nhảy.

         Đến cuối năm thứ hai, trẻ có thể chơi trò chơi vận động. Vai trò chủ động vận động trong khi chơi của trẻ được hình thành và phát triển dần dần, giúp cho việc tiến tới hoàn thiện các động tác. Quan sát trẻ ở lứa tuổi này cho thấy: Lúc đầu trẻ bắt chước hành động chơi của người lớn, nhất là trong trò chơi, sau đó, trẻ nhớ lại vận động để thực hiện nhiều hơn là do người lớn cùng tham gia vận động với trẻ. Dần dần, trẻ tự thực hiện động tác và người lớn dùng lời nói để chỉ dẫn thêm. Khả năng phối hợp vận động của trẻ 2 tuổi cũng trở nên rõ rệt hơn

2. Phát triển vận động của trẻ 3 tuổi

        Vai trò điều chỉnh của trẻ ở lứa tuổi này tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng hơn, các quá trình kìm hãm được phát triển. Trẻ có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.

        Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng Nếu được hướng dẫn có hệ thống, trẻ 3 tuổi biết đi vững, bắt đầu chạy. Các động tác thừa đã mất đi, bước đầu trẻ biết phối hợp các phần riêng lẻ trong vận động đi. Khi đi, trẻ đã biết giữ đầu và ngực thẳng, biết phối hợp chân tay tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên. Trẻ đã biết chạy từ cuối năm thứ hai, nhưng phải sang năm thứ ba, vận động chạy mới được hình thành rõ nét. Khi chạy, trẻ thường đặt cả bàn chân xuống sàn, bước chân xiên, trẻ chưa đủ sức nâng cao đùi đúng hướng, chưa giữ được thăng bằng. Nhịp điệu các bước chân chưa ổn định, hướng chạy chưa chính xác. Tư thế chạy của trẻ là co hai tay vào cạnh sườn hoặc duỗi thẳng tay hai bên. Cảm giác thăng bằng của trẻ được củng cố. Trẻ đã có khả năng tự định hướng trong không gian và ước lượng khoảng cách. Tuy nhiên, khi đi thăng bằng trên ghế, trẻ thiếu tự tin và thiếu bình tĩnh. Đầu thân còn đổ về phía trước, tay trúc so với vai, cảm giác thăng bằng yếu, tốc độ đi còn chậm.

           Vận động nhảy: Vận động nhảy là vận động hoàn toàn mới đối với trẻ lên ba. Ban đầu, trẻ bật nhảy chụm chân tại chỗ, nhưng bàn chân chưa rời được lên khỏi mặt sàn cùng một lúc mà có xu hướng co từng chân một. Dần dần trẻ biết nhảy chụm chân tại chỗ, nhảy ra xa bằng hai chân. Tuy nhiên, trẻ chưa biết phối hợp tay chân để đưa cơ thể lên cao hoặc bay về phía trước, tay của trẻ thường đưa theo hướng ngược với hướng của cơ thể khi nhảy xa. Khi hạ xuống mặt đất, trẻ thường hạ rất nặng nề, đặt cả bàn chân xuống đất, đầu gối thường giữ thẳng mà không gặp lại để giảm độ sốc nên dễ ngã, khoảng cách bước nhảy ngắn.

          Vận động bò: Khi trẻ thực hiện vận động này đã biết phối hợp tay chân một cách tự nhiên. Trẻ có thể bò với các kiểu khác nhau, như bò trong đường hẹp, bò dích dắc,… Vận động này có tác dụng tạo điều kiện cho tính tự tin vào khả năng của trẻ. Tuy nhiên, khi có chướng ngại vật, trẻ còn chưa khéo léo, bò chậm chạp.

Vận động ném: Trẻ chưa xác định được hướng ném và khoảng cách cần ném, nên khi ném về đích thường rơi cách đích hoặc lệch hướng nhiều. Trẻ thường ném lệch bóng về bên trái khi cầm bóng bên tay phải. Trẻ chưa phối hợp các cơ quan vận động với thị giác. Đây là một vận động khó đối với trẻ. Khi ném xa, trẻ thường có xu hướng ném bóng theo chiều tay thả từ trên đầu xuống, chưa biết sử dụng sức mạnh thân trên đẩy bóng đi xa, hướng ném cũng thường bị lệch. Tung bóng bằng hai tay của trẻ cũng có những đặc điểm giống như vận động ném bóng. Để phát triển những vận động khác nhau ở trẻ, phải sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau nhằm gây hứng thú và lòng ham muốn vận động của trẻ.

This Post Has 16 Comments

  1. Sayed

    معلومات مفيده للزوج والزوجه

  2. I was suggested this website by my cousin. I’m not sure whether this post is written by him as nobody else know such detailed about my problem. You’re incredible! Thanks!

Trả lời