Đặc Điểm Phát Triển Của Các Thời Kỳ Của Cơ Thể

1. Cơ sở phân chia

Có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về vấn đề này. Một số nhà nghiên cứu lấy sự trưởng thành của tuyến sinh dục, tốc độ sinh trưởng và sự phân hóa của các mô, các cơ quan làm cơ sở.

Một số khác lại đề nghị lấy sự phát triển của xương.

Có người đề nghị đặc điểm sử dụng của quá trình năng lượng trong các thời kỳ lứa tuổi làm tiêu chuẩn cơ bản.

Đôi khi người ta sử dụng phương pháp tác động tương hỗ của cơ thể với những điều kiện phù hợp của môi trường làm tiêu chuẩn.

Các dấu hiệu cơ bản được chọn làm tiêu chuẩn để phân chia các thời kỳ mà nhiều người quan tâm là:

-Kích thước cơ thể và các cơ quan

-Trọng lượng cơ thể

– Sự cốt hóa cột sống

– Mọc răng

– Sự phát triển của tuyến nội tiết

– Sức mạnh của cơ

2. Đặc điểm của các thời kỳ

Sự phân chia các thời kỳ (hay giai đoạn) của cơ thể là một thực tế khách quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng. Có nhiều cách phân chia các thời kỳ của cơ thể. Các cách phân chia đều dựa vào những đặc điểm cơ bản về sinh học của cơ thể, song cách gọi tên mỗi thời kỳ cũng như sự phân thời gian cũng khác nhau tùy theo từng trường phái.

Sau đây là cách chia của trường phái các nhà nhi khoa Liên Xô trước đây (A. F. Tua) đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta.

– Thời kỳ phát triển trong tử cung

– Thời kỳ sơ sinh

-Thời kỳ bú mẹ

– Thời kỳ răng sữa

– Thời kỳ thiếu niên

– Thời kỳ dậy thì

2.1. Thời kỳ phát triển trong tử cung

Thời kỳ này được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đứa trẻ ra đời (khoảng 270 – 280 ngày).

Thời kỳ này có hai giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu): là giai đoạn hình thành thai nhi.

Giai đoạn phát triển nhau thai nhi (từ tháng thứ 4 đến khi sinh); thai nhi phát triển rất nhanh. + Từ 4 – 6 tháng thai nhi phát triển về chiều dài

+ Từ 7 – 9 tháng thai nhi phát triển về cân nặng.

Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ cũng như khả năng giảm mỡ của tử cung.

Sự tăng cân của mẹ khi mang thai:

Quý I của thai kỳ tăng từ 0 – 2 kg

Quý II của thai kỳ tăng từ 3 – 4 kg

Quý III của thai kỳ tăng từ 5 – 6 kg

Đến cuối thai kỳ người mẹ tăng được từ 8 – 12 kg.

Đặc điểm chung của thời kỳ này:

+ Hình thành thai nhi và thai nhi phát triển rất nhanh.

+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ.

Hình ảnh: Thời kỳ phát triển trong tử cung

2.2. Thời kỳ sơ sinh (từ lúc lọt lòng đến 1 tháng)

Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi đối với môi trường sống ngoài tử cung, cơ thể trẻ rất yếu, chức năng của tất cả các bộ phận đều chưa hoàn chỉnh (nhất là hệ thần kinh). Chức năng hô hấp và tuần hoàn cũng thay đổi hẳn. Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc. Ngoài ra còn có các hiện tượng bong da, vàng da sinh lí. sụt cân, rốn khô và rụng.

2.3. Thời kỳ bú mẹ (hay nhũ nhi)

Thời kỳ này tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến hết năm đầu (từ 1 – 12 tháng). Các tác giả Pháp – Mỹ tính đến 24 tháng.

Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cao, quá trình đồng hóa mạnh hơn quá trình dị hóa. Vì thế cuối 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh chiều cao tăng 1.5 lần và vòng đầu tăng 35%.

Chức năng của các bộ phận cũng phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện đặc biệt là chức năng tiêu hóa.

( Cụ thể: số lượng dịch tiêu hoá it, hoạt động của các men tiêu hoá yếu tre chua biết cách nhai…).

Hệ thống tín hiệu thứ nhất đã hình thành. bắt đầu có hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ. Cuối 1 tuổi trẻ đã bắt đầu biết nói và hiểu được nhiều điều.

Chức năng điều hòa nhiệt của não trẻ chưa hoàn chỉnh. Bể mặt của da tương đối lớn so với cân nặng của cơ thể, do đó nhiệt lượng của cơ thể trẻ mất nhiều hơn ở người lớn gấp 2 – 3 lần. Hệ thống cơ xương phát triển nhanh. đối với trẻ khỏe mạnh thì 1 tuổi đã bắt đầu đi được.

2.4. Thời kỳ răng sữa (từ 12 – 60 tháng)

Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn nhỏ:

+ Giai đoạn nhà trẻ: từ 1 – 3 tuổi

+ Giai đoạn mẫu giáo: từ 4 – 6 tuổi.

Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này:

– Biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng.

– Trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ. Cường độ của quá trình chuyển hóa năng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn.

– Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác. Cơ lực phát triển nhanh. Vì vậy, trẻ làm được những động tác khéo léo hơn. gọn gàng hơn. có thể làm được những công việc tương đối khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ như tự ăn tự mặc quần áo, tự đi tất, tự tắm rửa lấy…

Hệ thần kinh tương đối phát triển. hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều. Tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Do đó trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc đối với những người xung quanh.

– Đến thời kỳ mẫu giáo, thể chất trí tuệ và tính khéo léo phát triển hơn. Lúc này trẻ đã biết chơi tập thể với nhau đã học được những bài hát ngắn. Vì vậy tác dụng tốt hay xấu của môi trường xung quanh dễ tác động đến trẻ.

2.5. Thời kỳ thiếu niên (từ 7 – 15 tuổi)

Thời kỳ này cũng có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ:

– Giai đoạn her sinh nhỏ từ 7 – 12 tuổi

– Giai đoạn học sinh lớn: từ 12 – 15 tuổi.

Đặc điểm chung của thời kỳ này:

+ Cấu tạo và chức phận của các bộ phận đã phát triển hoàn toàn.

+ Tế bào vỏ não đã hoàn toàn biệt hóa, các đường truyền dẫn đã hoàn thiện chức phận của bán cầu đại não phát triển manh và phức tạp hơn.

+ Hệ thống cơ bắp phát triển mạnh.

+ Răng vĩnh viễn thay cho rằng sữa.

+ Có những biểu hiện đặc biệt về sự phát triển tri tuệ về tâm sinh lí của từng giới.

2.6. Thời kỳ dậy thì (tuổi học sinh phổ thông trung học)

Thời kỳ dậy thì thực ra bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niêu. nhưng nó thay đổi tuỳ theo giới tính, tình trạng dinh đường hòan cảnh kinh tế xã hội…

Theo nghiên cứu gần đây (1995) của Cao Quốc Việt và cộng sự trên học sinh ở các tỉnh phía Bắc cho thấy.

Thời kỳ dậy thì ở học sinh

Hình ảnh: Thời kỳ dậy thì của học sinh

Đặc điểm chung của thời kỳ này:

+ Có sự chuyển biến về hệ nội tiết. Hoạt động của nội tiết tố sinh dục chiếm ưu thế. Chức năng của cơ quan sinh dục đã trưởng thành. các tính sinh dục thứ yếu đã hoàn toàn phát triển. Do có sự biến đổi về hệ nội tiết nên hệ thần kinh thường có những tình trạng không ổn định. Cơ thể phát triển nhanh.

Sau khi dậy thì hoàn toàn thì tốc độ tăng trưởng giảm xuống rất nhanh và ngừng hẳn ở nữ vào tuổi 19 – 20 và ở nam ở tuổi 21 – 25.

3. Kết luận

+ Sự thay đổi và phát triển của các thời kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như di truyền, môi trường sống…). Vì vậy, ranh giới của các thời kỷ không rõ ràng chúng có thể diễn ra sớm hay muộn tùy từng trẻ song nón trẻ đều phải trả qua các thời kỳ đó.

+ Mỗi thời kỳ có những đặc điểm riêng. Vì vậy, cần nắm vững những đặc điểm đó để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho phù hợp với từng độ tuổi.

+ Cần có quan điểm “động” khi nghiên cứu về trẻ.

This Post Has 2 Comments

Trả lời