Đặc Điểm Của Cơ Thể

1. Cơ thể là một khối thống nhất

Mọi bộ phận, mọi cơ quan đều được tạo thành tử tế bào. Tập hợp các tế bào có cùng chức năng tạo thành mô. Mô tập hợp lại để tạo thành cơ quan và hệ cơ quan. Như vậy, mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất trong cơ thể.

Sự thống nhất này được thể hiện như sau:

a. Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa

Cơ thể muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn luôn cần bằng với môi trường sống của mình. Sự cân bằng đó được thực hiện thông qua quá trình trao đổi chất.

Trao đổi chất là chức năng cơ bản của cơ thể sống. Trao đổi chất bao gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là sự trao đổi và hấp thụ các chất được đưa ra từ môi trường bên ngoài vào cơ thể. Kết quả là tạo ra các hợp chất hóa học phức tạp rối từ đó tổng hợp lên các thành phần của cơ thể sống.

Dị hóa là sự phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Kết quả của sự phân hủy này là sự giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này một mặt dùng để tổng hợp các chất phức tạp mới lấy từ các chất lấy ở bên ngoài vào (tức là được dùng vào quá trình đồng hóa). một mặt dùng để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của cơ thể.

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình không thể tách rời nhau được: không có đồng hoá thì không có dị hóa. Ngược lại không có dị hóa thì cũng không có đồng hóa được. Nhưng trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể vai trò của chúng không như nhau: khi cơ thể còn trẻ đồng hóa mạnh hơn dị hóa, khi cơ thể đã giả thì dị hóa lại mạnh hơn đồng hóa. Mặt khác, trong cơ thể người luôn luôn có sự huỷ hoại và đổi mới. Chẳng hạn. các tế bào lớp ngoài cùng của da luôn được đổi mới. Hoặc hồng cầu ở trong máu cũng vậy. nó chỉ sống được khoảng 130 ngày rồi bị chết và được thay thể bằng hồng cầu mới.

Như vậy, sự sống chỉ có thể tồn tại nếu môi trường bên ngoài cung cấp cho cơ thể oxy, thức ăn và nhận của cơ thể những sản phẩm phân hủy.

b. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận

Giữa cấu tạo. hình thái với sinh lí chức phận có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Chức phận và hình thái của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại của cơ thể. Do đó giữa chức phận và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc lẫn nhau trong đó chức phận giữ vai trò quyết định vì chức phận trực tiếp liên hệ với trao đổi chất.

Hình ảnh: Tế bào chuyển hoá vật chất và năng lượng

c. Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể

Các cơ quan và các hệ cơ trong cơ thể luôn luôn có sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng và thống nhất với nhau.

Sự liên hệ phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể diễn ra theo ba phương hướng

+ Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Ví dụ: khi ta lao động cơ làm việc đồng thời nhịp tim đập nhanh hơn nhịp thở gấp hơn.

+ Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận.

Ví dụ: hiện tương đói là biểu hiện toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.

+ Trong từng cơ quan có sự phối hợp với nhau

Ví dụ: khi ta nhảy thì có sự phối hợp giữa chân trái và chân phải

d. Sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường

Cơ thể và môi trưởng là một khối thống nhất. Khi môi trường thay đổi thì cơ thể cũng phải có những thay đổi. những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. nếu không thì cơ thể sẽ không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể gọi là tính thích nghi. Thích nghi là quy luật cơ bản của sinh vật.

Ví dụ, khi trời rét ta “nổi da gà”. Đó chính là sự thích nghi của cơ thể đối với thời tiết (lúc này các cơ ở lỗ chân lông co lại để giữ cho nhiệt ở trong cơ thể khỏi thoát ra ngoài). Ở người. sự thích nghi mang tính chất chủ động. Chẳng hạn, ta chống rét bằng mặc áo ấm. dùng lò sưởi.

2. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh

Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và làm cho cơ thể thành một khối thống nhất. Nhờ đó trong cơ thể diễn ra quá trình tự điều chính chức năng sinh lí, duy trì những điều kiện cần thiết cho cơ thể tồn tại. Chẳng hạn như duy trì một cách tương đối mức độ không đổi của áp lực máu, nhiệt độ của cơ thể, tính chất hóa lí của máu và các yếu tố khác… Ngoài ra. nhờ hệ thần kinh mà cơ thể thực hiện được mối liên hệ với môi trường xung quanh.

Việc điều hòa hoạt động của cơ thể còn được thực hiện nhờ một số chất có tính sinh học cao được sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Ví dụ, hoocmôn khi vào máu chúng đi khắp cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào và các cơ quan khác.

Như vậy, điều hoà hoạt động của cơ thể do cơ chế thần kinh và thể dịch. Hai cơ chế điều hòa này tác động tương hỗ lẫn nhau: các chất hóa học tích cực được hình thành trong cơ thể có khả năng làm ảnh hưởng ngay đến các tế bào thần kinh khi làm thay đổi trạng thái, chức năng của chúng. Mặt khác, sự hình thành và xâm nhập của nhiều chất hóa học có lợi nằm trong máu chịu sự điều hòa của hệ thần kinh. Hệ thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của hàng loạt các cơ quan không những qua các xung động thần kinh đi tới cơ quan theo đường dẫn truyền thần kinh, mà còn nhờ các chất hóa học được hình thành ở các tế bào của cơ thể và đi vào máu dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh.

3. Đặc điểm chung về cơ thể trẻ

– Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành.

Cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại theo một tỷ lệ nhất định.

– Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về kích thước về cân nặng, về cấu trúc và về chức năng hoạt động.

– Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như của người lớn không phải là gồm những hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan mà các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động thống nhất trong một hệ thống hoàn chỉnh.

This Post Has 2 Comments

Trả lời