Những Đặc Điểm – Nhiệm Vụ, Nội Dung Phát Triển Ngôn Ngữ

1.Những đặc điểm phát triển

Trong 12 tháng đầu tiên của cuộc đời, bộ máy phát âm của Bé còn khuyết thiếu về cấu tạo: răng chưa mọc đầy đủ. Nó vận động một cách ngẫu nhiên mà chưa phải là vận động thực hiện chức năng sản sinh ngôn ngữ. Tiếng khóc, những âm bập bẹ được phát ra cũng là một cách ngẫu nhiên.

Về mặt nhận thức: Mắt, tai, xúc giác (tay) bắt đầu tập những vận động đầu tiên để thâm nhập vào thế giới, thực hiện chức năng nhận thức. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ 3 – 5 tháng mắt bé có thể theo dõi những vật di chuyển chậm; 6 tháng phân biệt được người lạ – quen; 12 tháng nhận dạng được đồ vật. Bằng tai nghe 3 – 4 tháng bé có thể nhận biết được âm thanh có độ cao khác nhau, phân biệt người quen lạ theo âm thanh; 8 – 9 tháng nghe được các âm tiết, từ đơn giản; 12 tháng có thể phân biệt được âm sắc và hình thành kỹ năng tập trung thính giác. Ở bé đã xuất hiện nhu cầu và hình thành kỹ năng cầm nắm, số nó đã vật Kỹ năng bất chính hình thành. Tuy nhiên, sự sờ mó, cầm nắm đồ vật của trẻ lúc này cũng chỉ là vận động cơ học thuần tuý, chưa thực hiện chức năng nhận thức:

Về mặt vận động di chuyển, bé chưa đi được việc di chuyển của Bé không theo được ý muốn của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Điều này cũng có nghĩa là bé chưa thể có những hoạt động tự lập. Thế giới ngoại cảnh đối với bé chỉ bó hẹp trong quan hệ với người mẹ hay cô bảo mẫu. Lúc này, hoạt động giao tiếp của bé diễn ra dưới hình thức giao lưu cảm xúc là chính (hoạt động chủ đạo); ở đây chưa có sự tham gia của phương tiện ngôn ngữ, bé vui thì cười hớn hở. Khi không hài lòng hay đói khát, đau ốm thì khóc, kêu… Nó rất khó khăn để thể hiện những nhu cầu hướng tới người lớn.

Cuối năm thứ nhất bắt đầu xuất hiện kiểu giao thiệp đối tượng. Trong quan hệ của bé và người lớn xuất hiện thêm đồ vật. Trẻ tiếp xúc với đồ vật thông qua người lớn (khả năng bắt chước người lớn).

2. Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể xác định các nhiệm vụ dưới đây

– Phát triển khả năng nghe nhìn. Đây là hai cửa ngõ đầu tiên của hoạt động nhận thức có liên quan trực tiếp đến việc hình thành ngôn ngữ Luyện nghe âm thanh, chủ yếu là nghe tiếng nói của con người. Luyện nhìn sự vật, hiện tượng để trẻ có thể tiếp nhận các hình ảnh bằng thị giác hình thành mối liên hệ giữa cái nghe thấy và cái nhìn thấy; đấy là cơ sở để hiểu ý nghĩa của từ ngữ.

– Hình thành và tăng trưởng nhu cầu giao tiếp. Giao tiếp là một nhu cầu mang tính bản năng. Tuy nhiên, nó phát triển lệ thuộc vào các điều kiện sống và quan hệ của đứa trẻ. Phát triển nhu cầu này sẽ là một động lực rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Kích thích vận động của cơ quan phát âm: Bộ máy phát âm trong năm đầu tiên chưa thể thực hiện chức năng sản sinh ngôn ngữ do nó còn khuyết thiếu. Nó cần sớm được rèn luyện, vận động. Ban đầu là những vận động mang tính bản năng ngẫu nhiên. Dần dần, nó sẽ chuyển động hợp có quy luật sản sinh ngôn ngữ.

– Phát triển sự định hướng của trẻ vào thế giới vật dụng xung quanh. Đưa những đồ vật đầu tiên vào tay Bé thực chất là mở cánh cửa cho Bé bước vào thế giới xung quanh vô cùng rộng mở, phong phú. Ban đầu là các đồ vật gần gũi với đời sống của trẻ một con búp bê, một quả bang, một số đồ dùng… Giới thiệu tên gọi, một số đặc điểm, chức năng của đồ vật…

This Post Has 14 Comments

  1. whoah this weblog is fantastic i like reading your articles. Stay up the good work! You know, many people are searching round for this information, you could help them greatly.

  2. Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.

  3. binance

    Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!

Trả lời