Đặc Điểm Lứa Tuổi Và Khả Năng Âm Nhạc Của Trẻ Mầm Non

Khả năng âm nhạc của trẻ được phát triển trong quá trình hoạt động tích cực. Nhiệm vụ của nhà sư phạm là hướng nó có hệ thống, có tổ chức ngay từ tuổi ấu thơ.

Trong trường mầm non, các nhóm trẻ được phân chia về độ tuổi như sau :

Ở nhà trẻ bao gồm những trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi

– Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi

– Trẻ từ 1 đến 2 tuổi.

– Trẻ từ 2 đến 3 tuổi.

Ở mẫu giáo gồm trẻ từ 3 đến 6 tuổi

-Trẻ 3 – 4 tuổi.

-Trẻ: 4.5 tuổi.

-Trẻ 5 – 6 tuổi.

Khái niệm “phát triển âm nhạc” đối với trẻ bao gồm các mặt:

– Tri giác âm nhạc là cảm giác tai nghe, nghe âm nhạc, cảm xúc âm nhạc.

– Kĩ năng hát, vận động theo nhạc ở mức độ đơn giản.

1. Trẻ dưới 1 tuổi

Các nhà tâm lí học cho rằng, sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển rất sớm. Theo tài liệu của Liu blin-xkaia : Trẻ sơ sinh 10 – 12 ngày tuổi đã xuất hiện những phản ứng về âm thanh. Tháng thứ 2 có biểu hiện nghe giọng nói (hóng chuyện). Trẻ 4 – 5 tháng tuổi hướng theo nơi phát ra âm thanh. Ví dụ nghe tiếng xúc xác, trẻ ngoài nhìn theo nơi phát ra âm thanh. Trẻ có biểu hiện hưởng ứng với tính chất âm thanh trong đó có âm nhạc như lắng nghe khi có tiếng nhạc, đang khóc khi nghe ru hát thì nín khóc… Cuối năm thứ nhất, khi nghe người lớn hát, trẻ bắt chước bập bẹ theo.

2. Trẻ 1 – 2 tuổi

Ở độ tuổi này, những bài hát vui tươi, nhộn nhịp dễ tạo cho trẻ xúc cảm, sự chú ý. Trẻ hát theo người lớn câu hát đơn giản. Trẻ thích nghe hát ru, âm điệu của người thân, ruột thị và thường hưởng ứng với âm nhạc bằng những động tác đơn giản như vậy tay, nhún chân, vỗ tay… tuy chưa hoàn toàn khớp với nhịp điệu nhạc.

3. Trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ phát âm có thể còn ngọng nhưng biết liên hệ về nghĩa. Trẻ nói được câu ngắn hoàn chính, chức năng của các cơ vận động phát triển ổn định hơn. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua vận động : giậm chân, vỗ tay, thích ứng với chuyển động lên xuống, thích gõ, thích vận dụng đến tay. Trẻ biết theo dõi ti mỉ không gian, chuyển dịch trước sau, lên xuống và biết nhắc lại bài hát ngắn. Do điều kiện tiếp xúc và khả năng bẩm sinh, trẻ em có sự phân hoá về khả năng âm nhạc : có trẻ rất nhạy cảm, có trẻ kém nhạy cảm.

4. Trẻ 3 – 4 tuổi

Thời kì này ở trẻ xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động. Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, thích nghe nhạc, biết đáp ứng lại và hay bắt chước những cử chỉ, hành động của người khác. Trẻ hát được cả câu hoặc cả câu dài trong bài hát quen thuộc. Trẻ nhận ngay được bài hát, giai điệu quen thuộc, hát đi hát lại một bài hát, lập đi lập lại một từ ngữ, thích thêm từ vào bài hát, thích làm quen với nhạc cụ, biết nghe đạo nhạc, vỗ tay nhanh, chậm theo nhịp điệu bài hát.

5. Trẻ 4 – 5 tuổi

Trẻ biết nhận xét về âm nhạc như : tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu ; nhịp độ nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên… Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong điệu múa, biết hòa giọng mình với tập thể một cách thành thạo. Trong các động tác vận động, trò chơi, trẻ đã biết mô phỏng hình tượng, thích trò chơi vận động phân vai, giả làm mèo, gà, chim hót, tập làm ca sĩ… Trẻ thích thêm bớt từ của bài hát hoặc sáng tạo nhịp điệu mới. Đặc biệt, trẻ rất thích chơi với nhạc cụ.

6. Trẻ 5-6 tuổi

Là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước như nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác, điệu bộ. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có thể sử dụng nhạc cụ có bàn phím ở mức độ đơn giản, có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể hiện nhạc cảm khi hát múa. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, sự nhạy cảm về âm nhạc bắt đầu giảm dần. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa,… biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.

Hình ảnh: Kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ

Lịch sử cho thấy ở lứa tuổi này, những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở bất cứ lĩnh vực nào khác. Nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển của trẻ đã xác định rằng, tiến hành việc giáo dục âm nhạc ở tuổi mẫu giáo sẽ thu được kết quả tốt. Bỏ qua giai đoạn này là một thiệt thòi lớn cho các cháu trong các lứa tuổi sau. Đặc điểm lứa tuổi về sự phát triển âm nhạc của các cháu giúp cho các nhà sư phạm soạn bài tập, nội dung phù hợp.

This Post Has 2 Comments

  1. binance

    Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?

Trả lời