Cấu Tạo Và Chức Phận Của Hệ Thần Kinh

1. Nơ rôn – đơn vị cấu trúc và chức năng

Nơ rôn (tế bào thần kinh) là yếu tố cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh. Nó còn khác nhau về hình dạng bên ngoài, về kích thước và về cấu tạo. Mỗi một nơ rôn đều có màng bao bọc ở bên ngoài. Từ các nơ rôn nằm trong não bộ và tủy sống có các trục đi ra ngoại biên gọi là các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh tập trung thành từng bó gọi là dây thần kinh.

Hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo tế bào thần kinh

– Thân tế bào: gồm có nguyên sinh chất và nhân làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào, dẫn truyền hưng phấn và giữ lại dấu vết của những luồng kích thích đã đi qua. Trong nguyên sinh chất có các thế Niss của ARN. Chính thể Niss làm cho thân tế bào có màu xám, vì thế vỏ não cũng có màu xám.

Ở người, thân tế bào thần kinh có kích thước 10 – 30 – 40 u. Trong nhân tế bào có chứa AND, vì vậy nhân đảm nhận được nhiệm vụ trên.

– Các trục (các tua) của tế bào: làm nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền những xung động thần kinh. Gồm:

+ Các tua ngắn (đột nhánh hay đendrit).

– 1 hoặc 2 tua dài (đột trục hay acxôn). Ở đầu của các tua dài cũng phân nhánh và ở tận cùng nối với tua ngắn của tế bào thần kinh khác. Phần nối đó gọi là diện tiếp hợp (xi náp hay khớp thần kinh). Nhờ có các xi náp mà luồng thần kinh từ nơ rôn này sang nơ rôn khác chỉ đi theo một chiều: bắt đầu từ các tua ngắn qua thân tế bào tới các tua dài và lại sang tua ngắn của nơ rôn tiếp theo và cứ tiếp tục như thế từ nơ rôn này sang nơ rôn khác. Như vậy, tua ngắn là “lối vào” của nơ rôn và tua dài là “lối ra”.

Ở người và động vật bậc cao các tua dài được bao bởi một vỏ miêlin. Vỏ này không liên tục mà có những eo gọi là Ravier. Tùy từng vị trí mà tua dài có thể dài từ 2cm đến 1m.

Nơ rôn không sinh ra trong quá trình sống. Đây là điểm khác so với các tế bào khác trong cơ thể. Khi sinh ra có 15 tỷ. lúc 30 tuổi mất 1/2 số nơ rôn. Nếu các tua của tế bào thần kinh bị cắt ra khỏi thân thì phần ngoại biên (dây thần kinh) sẽ bị chết đi, nhưng bao miêlin vẫn nằm đấy và tái sinh lại phần dây đã mất. Còn nếu cắt thân thì tế bào thần kinh bị chết hẳn. Khi bị thương, nếu dây thần kinh chưa nối thì có hiện tượng tê.

Có nhiều cách phân loại tế bào thần kinh. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến Phân loại theo chức năng, tế bào thần kinh gồm:

+ Tế bào cảm giác: 1 tua liên kết với các thụ quan. giác quan rồi đưa tin về thần kinh trung ương.

+ Tế bào vận động: đưa lệnh vận động từ trung ương thần kinh đến các tuyến, các cơ… gây vận động.

+ Tế bào trung gian: liên kết giữa tế bào cảm giác và các tế bào vận động.

– Phân loại theo hình dạng của tế bào thần kinh thì gồm:

+ Tế bào thần kinh hình sao.

+ Tế bào thần kinh hình 3 góc (tế bào mũ ni).

+ Tế bào thần kinh hình bầu dục.

Chức phận của nơ rôn

– Hưng phấn: Là sự thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. biểu hiện trước hết ở sự xuất hiện dòng điện động của nơ rôn. Dòng điện động chỉ xuất hiện khi tế bào sống hoạt động. nên nó được coi là cơ sở của sự hưng phấn.

Sự dẫn truyền của nơ rôn

-Trong một nơ rôn hưng phấn được dẫn truyền theo hai chiều, nhưng trong cơ thể nó chỉ dẫn truyền một chiều. Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc vào cấu tạo của sợi thần kinh. Chẳng hạn các sợi thần kinh có đường kính to dẫn truyền nhanh hơn các sợi có đường kính nhỏ. Các sợi không có bao miêlin dẫn truyền liên tục theo kiểu “cuốn chiếu”. các sợi có mielin dẫn truyền theo kiểu nhảy cocs từ eo này sang eo khác. vì vậy tốc độ dẫn truyền lớn hơn so với sợ không có miêlin.

Trong một bó sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền riêng rẽ trong từng sợi.

Sự dẫn truyền xung động qua xi nạp được thực hiện bởi các chất môi giới hóa học.

2. Sự phát triển của hệ thần kinh trong bào thai

Trong ba tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai chưa có dấu hiệu thành lập hệ thần kinh. Đến tuần thứ 4 ở phía lưng phôi thai xuất hiện những tấm thần kinh. đây là cơ sở đầu tiên của hệ thần kinh. Sau đó từ những mảnh tủy này hình thành nên ống tủy. Phần sau của ống hẹp hơn biến thành tủy sống, phần trước của ống rộng hơn tạo thành não bộ. Về sau phần trước của ống rộng hơn nữa để tạo thành phình não. Phình não gồm: 2 bán cầu đại não (nối với nhau bằng thể chai), nào trung gian. não giữa, cầu não, tiểu não. hành tủy tiếp liền với tủy sống.

3. Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh trẻ

3.1. Cấu tạo

a. Não bộ

Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ mặc dù hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não của người lớn là mấy. Ở trẻ sơ sinh, não bộ có kích thước nhỏ trọng lượng khoảng 370 – 392g (=1/8 – 1/9 trọng lượng cơ thể). Ở người lớn trọng lượng của não bằng 1/40 – 1/49 trọng lượng cơ thể. Như vậy. 1kg cân nặng trẻ em có 109g chất não. còn ở người lớn chỉ có 20.5g chất não. Trong 9 năm đầu trọng lượng của não tăng lên mạnh mẽ. Chẳng hạn, trẻ được 6 tháng tuổi trọng lượng của não tăng gấp đôi lúc mới sinh, 3 tuổi tăng gấp 3 và khi trẻ được 9 tuổi thì não nặng trung bình là 1300g (chỉ kém não người lớn khảng 100g). Đến tuổi dậy thì thì trọng lượng của não hầu như không thay đổi. Như thế không có nghĩa trong não không xảy ra sự thay đổi nào.

Lớp trong của não bộ phát triển chậm so với lớp vỏ ngoài, chính sự phát triển quá mạnh đó của lớp vỏ tạo thành những nếp nhăn, những rãnh trên vỏ não. Đến lúc sinh, mặt ngoài não bộ trẻ sơ sinh giống như ở người lớn (nghĩa là có tất cả các khe và các rãnh, tuy nhiên các khe và các rãnh còn chưa biểu hiện rõ rệt, chưa sâu) Quá trình này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ đến khi trẻ được 5 tuổi. Khi trẻ được khoảng từ 7 – 14 tuổi thì nào bộ của nó giống như người lớn.

Não của trẻ em có 100 tỷ tế bào và vỏ não cũng có 6 lớp nhưng các tế bào thần kinh vỏ não chưa được biệt hóa hoàn toàn. Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, đa số các tế bào thần kinh đã biệt hoá, nhưng phải đến khoảng 8 tuổi mới biệt hóa hoàn toàn như ở người lớn.

Hình ảnh: Não bộ của trẻ

Các tế bào thần kinh sắp xếp liền nhau không những ở mặt ngoài vỏ não mà cả trong chất trắng nữa. Vì vậy sự phân biệt giữa chất trắng và chất xám cũng như lớp vỏ và trung tâm dưới vỏ ở não bào thai và trẻ sơ sinh chưa rõ rệt.

Sau này, vỏ não ngày càng phát triển. các tế bào thần kinh đã phân hoá và và tập trung ở phần vỏ não.

Ở trẻ mới sinh, các sợi thần kinh chưa được miêlin hoá hết, đến tháng thứ 3 các dây thần kinh sọ não có vỏ miêin. Đến tháng thứ 3- 6 bó tháp có vỏ bọc miêlin. các dây thần kinh ngoại biên phải đến khi trẻ được 3 tuổi mới có vỏ bọc miêlin. Nói chung đến gần 2 tuổi thì quá trình miêlin hoá đã tương đối hoàn thiện. Sự miêlin hóa có ý nghĩa lớn vì nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh. Vì thế, hưng phấn được truyền đến vỏ não một cách chính xác, định khu hơn. Từ đó hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn.

Trong thời kỳ sơ sinh vỏ não và thể vẫn chưa phát triển. Lúc đầu chủ yếu các trung tâm dưới và sau đó võ não mới được hình thành và phát triển.

Hệ thống mao mạch trong não của trẻ (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh) phát triển mạnh, các đám rối huyết quản chưa phát triển.

Trong não của trẻ em có nhiều nước, nhiều chất đạm, ít chất mỡ. Khi trẻ được 2 tuổi thì thành phần hoá học của não giống như người lớn.

Sự phát triển của các đường dẫn truyền diễn ra mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi và được tiếp tục cho đến khi trẻ 14 – 15 tuổi.

Tóm lại, não bộ của trẻ có một số đặc điểm chính sau:

– Các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa hoàn toàn.

– Các sợi thần kinh chưa miêlin hoá đầy đủ.

– Hệ thống mao mạch của não phát triển nhiều.

-Trong não có chứa nhiều nước.

Chính vì những đặc điểm trên mà não của trẻ dễ bị xung huyết. trong các bệnh trẻ em dễ có phản ứng não (hôn mê co giật). Khi bị trúng độc trẻ thường bị nặng hơn.

b. Tiểu não

Tiểu não tuy phát triển muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Trẻ sơ sinh tiểu não chưa phát triển các rãnh chưa sâu khối lượng còn nhỏ. Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tuổi tiểu não có khối lượng và kích thước gần giống với não của người lớn.

c. Hành tuỷ, não giữa

Khi trẻ được ở – 6 tuổi hình tuỷ và não giữa có được vì trí giống như ở người lớn về mặt chức năng.

d. Tủy sống

Ở trẻ, khối lượng và kích thuớc của tuỷ sống có những biến đổi rõ rệt theo chiều cao của chúng. Trẻ sơ sinh tuỷ sống nặng 2 – 6gam, sau một tuổi nặng gấp đôi: 5 tuổi nặng gấp ba (18gam): 14 – 15 tuổi nặng gấp 4 – 5 lần (24 – 30gam).

Chiều dài của tuỷ sống cũng được thay đổi tương ứng với chiều dài thân thể. Chẳng hạn: Trẻ sơ sinh chiều dài tủy sống xấp xỉ 30% chiều dài thân thể.

Sau một năm chiều dài tuy sống xấp xỉ 27% chiều dài thân thể.

Sau 5 năm chiều dài tủy sống xấp xỉ 21% chiều dài thân thể

Cụ thể. lúc mới sinh nón cùng tuỷ sống tương đương với đốt thắt lưng 3. 4 tuổi thì ngang mức thắt lưng 1 và 2 như ở người lớn.

Ở trẻ em, nước não tuỷ có khoảng 60ml (ở người lớn là 100ml).

e. Hệ thần kinh thực vật

Trong những giai đoạn đầu của sự phát triển ở trẻ, hai phần giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật phát triển không đồng đều. Hệ giao cảm có tác dụng ưu thế trong những tháng đầu của trẻ sơ sinh cho đến 7 tuổi. Hệ phó giao cảm có tác dụng khi trẻ được 3 tháng. Do đặc điểm này mà một số tác giả cho rằng nó gây ra hiện tượng loạn nhịp thở, loạn nhịp tim, co thắt thanh quản, ra nhiều mồ hôi và một vài hiện tượng khác hay gặp ở lứa tuổi này.

3.2. Chức phận

Phản ứng vỏ não có xu hướng lan toả. Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá nên bất kỳ một kích thích nào cũng đều gây phản ứng toàn thể.

Ví dụ: Khi kích thích vào da của trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) thì nó có cả tay và chân.

Khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu, chóng bị mệt mỏi. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh khi có kích thích ngoại cảnh quá mức sẽ đưa đến tình trạng ức chế bảo vệ của vỏ não. Vì thế, trẻ sơ sinh ngủ suốt ngày

Lúc đầu vỏ não chưa phát triển nên hoạt động của trẻ do các trung tâm dưới vỏ điều khiển. Do đó ở trẻ sơ sinh có những cử động có tính chất tự phát có dạng múa giật, múa vờn của hệ thống ngoại tháp. Dần dần vỏ não phát triển xuất hiện ở trẻ những vận động có ý thức và phối hợp như ngồi. đứng, đi. Sau này ở trẻ em khi bị kích thích quá mức như sợ hãi, tức giận có thể gây nên ức chế hoạt động vỏ não, giải phóng trung tâm dưới vỏ và tạo nên những cử động bất thường của hệ thống dưới vỏ (biểu hiện bằng những cử động không mục đích không trật tự không phối hợp).

This Post Has One Comment

  1. binance

    Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.

Trả lời