Bản Chất Của Ngôn Ngữ Là Một Hiện Tượng Xã Hội Đặc Biệt

1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Người ta đã biết đến câu chuyện nhà sử học Hêđôrốt, hoàng đế Zêlan Utdin Acba đã tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ, không cần ai dạy bảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổ tiên mình và gọi tên các vị thần của dòng đạo mình không? Cách tiến hành bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, tôn giáo, dòng họ khác nhau và đem nuôi cách ly trong một toà tháp kín, chỉ cho ăn, uống qua một đường dây. 12 năm sau: những đứa trẻ vẫn lớn lên, nhưng giống như những con thú, và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói, tín ngưỡng, tôn giáo cả. Trường hợp khác, năm 1920, ở Ấn Độ, 2 bé gái được chó sỏi nuôi sống trong một cái hang. Do sống giữa thế giới động vật, hai em chỉ có thể phát ra được những tiếng kêu giống động vật chứ không phải là tiếng nói. Sau khi được cứu, dần dần sống giữa thế giới loài người, được dạy và được học, các em cũng sống mới dần có thể nói được, nhưng rất khó khăn: sau 4 năm học được 6 từ, và sau 7 năm học được gần 50 từ. Đến năm 16 tuổi thì có thể nói như một em bé 4 tuổi, và chẳng bao lâu sau thì các em không sống được nữa. Hai câu chuyện trên đây chứng tỏ rằng ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên (như những người theo thuyết tiến hóa tự nhiên của Đacuyn khẳng định) và càng không phải là một bản năng sinh vật. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng không mang tính đi truyền như nước da, màu tóc, màu mắt… Nếu một em bé sơ sinh Việt Nam ở bất cứ một đất nước nào trên thế giới, dần dần em sẽ không biết gì về tiếng mẹ đẻ, nhưng lại có thể nói được ngôn ngữ của tập thể mà em có quá trình chung sống và sinh hoạt.

Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân anh, mà nó là của chúng ta, cho nên anh nói tôi mới hiểu, chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ giống như một thiết chế xã hội chặt chẽ – (thói quen nghe, nói, hiểu và tiếp thu và có tính chất bắt buộc đối với mỗi người), được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm và truyền thống chung của cả cộng đồng. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng vì nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội, đặc biệt là ý thức xã hội của một cộng đồng người: Mỗi tập thể khác nhau có một phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư khác nhau, và theo đó các từ ngữ để gọi tên các khái niệm tương ứng cũng khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy, những từ ngữ ấy sẽ không được sử dụng và thậm chỉ không còn tồn tại nữa. Người ta đã bàn đến những nhân tố dân tộc, nhân tố văn hóa, nhân tố truyền thống trong ngôn ngữ. Chúng xuất phát chính từ điểm này. Chẳng thế mà thông qua ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy. Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăng ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chi sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác. Tóm lại, ngôn ngữ ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành phát triển của xã hội loài người cũng là để phục vụ cho cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, nghệ thuật, giải trí.

2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

Ngôn ngữ là một hiện tượng không thuộc về vào cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Không thuộc về cơ sở hạ tầng vì ngôn ngữ không phải là của cải vật chất của xã hội, không phải công cụ mang tính vật thể để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng nó lại là công cụ giao tiếp và tư duy để duy trì và phản ánh mọi hoạt động của con người. Không thuộc về kiến trúc thượng tầng vì ngôn ngữ không giống các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng khác. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng sẽ thay đổi theo, nhưng ngôn ngữ lại không biến đổi. (Đối với trường hợp các từ ngữ thì không tùy thuộc vào sự biến đổi của cơ sở hạ tầng mà tùy thuộc vào những quy luật phát triển riêng của nó).

Hình ảnh: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

Ngôn ngữ không có tính giai cấp: Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ đã khẳng định chủ nhân của ngôn ngữ chính là quần chúng nhân dân. Vì thế nó ra đời là để phục vụ toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội. không phân biệt địa vị, đẳng cấp, tôn giáo, đảng phái…Như vậy nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã hội, và không bị biến đổi bởi bất cứ một cuộc cách mạng chính trị xã hội nào.

Rõ ràng ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc thượng tầng; nó phát triển hay biến mất không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, không giống với kiến trúc thượng tầng mà theo quy luật riêng của nó.

This Post Has 3 Comments

  1. бнанс

    Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?

Trả lời